Simply amazing…

Ok, let’s be honest. Tôi không thích lắm Toy Story phần 1 và 2. Lý do? Vì nhân vật chính là đồ chơi, và dường như chủ đề và cách thể hiện ở hai phần đầu không đủ sức thuyết phục. Đồng ý nếu cho điểm, tôi vẫn sẽ cho 7/10, một thang điểm không cao như các phim sau này của Pixar, nhưng tạm chấp nhận được.

Lan man chút xíu, thực tế là sau khi thấy những gì Dreamworks Animation có thể làm với How to train your dragon, tạo hình nhân vật thân thiện và đáng yêu, screenplay đậm chất nhân văn, tôi nghi ngờ năm nay họ sẽ làm được kỳ tích khi qua mặt ông lớn Pixar. How to train your dragon là một phim xuất sắc về nhiều mặt, nhất là về nội dung. Điều này không bất ngờ lắm khi cả hai đạo diễn của phim đều từ lò Disney ra, với những kinh nghiệm đầy mình như Lion King, Mulan hay Lilo and Stich,.Không còn trò gây cười lố bịch mà người ta thường dùng nó để gán cho Dreamworks Animation cái mác Pop-culture studio, không còn những ẩn dụ, black joke vân vân. Họ đã thực sự rất cố gắng để mang lại sự trong sáng và tiếng cười đúng nghĩa cho phim hoạt hình, điều mà Dreamworks từ trước đến nay chưa làm được. (Well, ngay cả Kungfu Panda, một phim mà tôi đánh giá là bình thường bởi lối gây cười đậm chất Jack Black, thô thiển và không có suy nghĩ, imo).

Vâng, và với sự bứt phá không nhỏ của Deamworks Animation, tôi cứ đinh ninh năm nay Pixar sẽ ngậm trái đắng. Và đây là một minh chứng cho câu “nào ai học được chữ ngờ”.

Để lý giải vì sao phần lớn mọi người đều ra về với vẻ mặt “không thể tin nổi” sau khi xem Toy Story 3, tôi không biết phải bắt đầu từ đâu thì thích hợp. Vì những bộ phim của Pixar được tạo thành từ vô vàn mảnh ghép nhỏ, mỗi mảnh đều có sự đầu tư, tỉ mỉ và tinh tế đáng ngạc nhiên.

Muốn khen, có lẽ trước tiên phải nhắc đến dàn diễn viên lồng tiếng xuất sắc với Tom Hanks, TIm Allen và Joan Cusack. Từng biểu cảm và giọng nói đều rất thật như thốt lên từ đáy lòng. Làm được điều này không dễ tí nào, khi mà công đoạn lồng tiếng cho phim được tiến hành gần như là đầu tiên, khi chưa có các thước phim hoàn chỉnh mà chỉ là những sketch layout sơ sài cho từng cảnh.

Cốt truyện của Toy Story 3 cũng không khác lắm so với 1 và 2, những món đồ chơi thất lạc và cuối cùng quay về với chủ cũ của chúng. Nhưng cách xây dựng và kịch tính thì phần 3 vượt xa cả hai phần đầu. Tôi có thể cười nghiêng ngửa với từng tình tiết nhỏ nhặt tưởng chừng như không phải là ý đồ của đạo diễn, hay ồ lên kinh ngạc trước những bất ngờ nho nhỏ, những chi tiết quen thuộc đã từng gặp qua trước đây. Đồng ý rằng sáng tạo không ngừng là một yêu cầu bắt buộc của các phim hoạt hình, nhưng sáng tạo thế nào để cho người xem vừa cười nắc nẻ lại có thể khóc như mưa thì hơi bị nan giải.

Mạch truyện khi mới bắt đầu nhẹ nhàng, dẫn dắt người xem bước trở lại một thế giới đồ chơi mà không hụt hẫng. Suốt 100 phút xem phim, tôi không thấy ai rời khỏi ghế hoặc nói chuyện bàn tán, điều khó có thể chứng kiến được với một bộ phim hoạt hình và với những khán giả VN vốn vô cùng “lịch sự” (no offense, really). Bộ phim vẫn xoay quanh những bài học về tình bạn, về sự hi sinh và mất mát, về những kỷ niệm mà nhờ đó con người trưởng thành. Những bài học nhỏ cứ từ từ chảy vào đầu người xem mà khồng cần ai nói ra, không dẫn dắt , không che đậy, cũng không cần ẩn dụ. Âu cũng là một đặc điểm chung của phim hoạt hình Hollywood, nhờ vậy mà các phim dạng này thường không kén người xem, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Điều này trái ngược hoàn toàn với hoạt hình Nhật – Ghibli, và Pháp, khi các bài học được ẩn giấu trong từng chi tiết, trừu tượng và mang đậm sắc thái dân tộc (mặc dù tôi rất thích cách lồng ghép như thế, ví dụ như Spirited Away hay Mononoke Hime). Tôi như nhìn thấy tôi khi còn bé, nhớ lại những giây phút của tuổi thơ mà thậm chí không cần phải cố gắng. Nếu có điểm khó tin, thì chỉ là việc cậu chủ Andy 17 tuổi quá là ngoan so với giới trẻ chỉ biết gái gú và chơi bời, khi cậu biết được những gì đúng và không đúng, cái gì nên hay không nên.

Pixar không phản đối làm sequel, nhưng họ phản đối sản xuất những sequel hời hợt và nhạt nhẽo. Về điểm này tôi không thể đồng ý hơn được nữa. Cảm xúc của tôi bây giờ vẫn còn hỗn độn, và cũng chưa biết phải dàn trải ra thế nào bằng những con chữ. Thôi thì muốn trải nghiệm thì phải tự xông vào vậy.

My vote: 10/10

À, với lại người nào yêu Studio Ghibli như tôi thì nên lao vào ngay đi, vì có bất ngờ nho nhỏ dành cho các bạn đấy. ^^

PS: Vừa biết tin là ngoại trừ VN mình ra, nước nào cũng có chiếu 1 short film kèm với Toy Story 3, tên là Day and Light. Chả hiểu vì sao người ta cắt đi. Hết chuyện để làm chắc…